Trước khi bắt tay vào chiến dịch quảng cáo sản phẩm với Google Shopping, bạn cần phải tạo được nguồn cấp dữ liệu và các chiến dịch liên quan. Nếu bạn muốn quảng cáo mua sắm của mình thu hút được đông đảo khách hàng thì bạn phải tạo ra được những dữ liệu hấp dẫn để hiển thị trên quảng cáo. Google Merchant Center (GMC) chính là công cụ giúp bạn mang thông tin của sản phẩm đến gần hơn với cộng đồng của mình.
Hôm nay mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn định nghĩa Google Merchant Center cũng như là hướng dẫn bạn tạo tài khoản này nhé!
Hành trình của người mua sắm ngày càng phức tạp, vì thế, việc quản lý chiến dịch hiện cũng trở nên tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn. Tuy nhiên bạn đừng lo nhé, Chiến dịch mua sắm thông minh có thể giúp bạn tăng doanh số bán hàng một cách hiệu quả nhất – hãy cùng tìm hiểu cách thực hiện .
Hiểu về chiến dịch mua sắm thông minh
Hành trình của người mua sắm ngày càng phức tạp, vì thế, việc quản lý chiến dịch hiện cũng trở nên tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn. Tuy nhiên bạn đừng lo nhé, Chiến dịch mua sắm thông minh có thể giúp bạn tăng doanh số bán hàng một cách hiệu quả nhất – hãy cùng tìm hiểu cách thực hiện .
📍 CHIẾN DỊCH MUA SẮM THÔNG MINH LÀ GÌ?
Trước khi tìm hiểu xem Chiến dịch mua sắm thông minh là gì, mời bạn cùng tóm tắt lại Chiến dịch mua sắm nhé.
Chiến dịch mua sắm cho phép người bán hiển thị quảng cáo kèm theo thông tin chi tiết về các sản phẩm cụ thể khi người dùng tìm kiếm một sản phẩm trên các nền tảng của Google.
(Khả năng sử dụng quảng cáo mua sắm trên các nền tảng của Google sẽ khác nhau tùy từng quốc gia)
Dưới đây là các ví dụ về Quảng cáo mua sắm trên các nền tảng của Google:
📍CHIẾN DỊCH MUA SẮM THÔNG MINH KHÁC GÌ VỚI CHIẾN DỊCH MUA SẮM THƯỜNG?
📍CHIẾN DỊCH MUA SẮM THÔNG MINH SỬ DỤNG NHỮNG TÍN HIỆU NÀO?
Để có thể tìm ra giá thầu phù hợp cho mỗi phiên đấu giá, Chiến dịch mua sắm thông minh sử dụng một tổ hợp ý định và tín hiệu của người dùng cũng như thông tin chi tiết về đối tượng và sản phẩm để đưa ra quyết định tối ưu.
Google Merchant Center (GMC) là gì?
Google Merchant Center là một công cụ giúp bạn tải và lưu trữ dữ liệu thông tin của sản phẩm, sau đó cung cấp những dữ liệu thông tin cho quảng cáo mua sắm và các dịch vụ khác của Google để đảm bảo việc tiếp cận những khách hàng tiềm năng của sản phẩm quảng cáo.
Mọi thông tin hiển thị cho sản phẩm của bạn đều phải thông qua công cụ Google Merchant Center. Sau khi bạn nhập dữ liệu sản phẩm lên Google sẽ cho phép nội dung về sản phẩm hiển thị trên kết quả tìm kiếm đối với những truy vấn có liên quan. Dữ liệu sản phẩm bạn cung cấp trên Google Merchant Center bao gồm tên của sản phẩm, giá bán, hình ảnh, mô tả sản phẩm, thương hiệu, link liên kết sản phẩm… Tại đây, bạn cũng có thể quản lý và kiểm soát số lượng sản phẩm, có thể thêm mới để làm đa dạng sản phẩm hoặc xóa đi những sản phẩm đã cũ mà bạn cho rằng chúng không thể tạo ra đơn hàng nữa.
Đây cũng chính là hoạt động đầu tiên mà bạn cần thực hiện trước khi bắt tay vào một chiến dịch quảng cáo.
Cách tạo tài khoản Merchant Center
Cách tạo tài khoản Merchant Center khá đơn giản. Đầu tiên bạn cần có một tài khoản Google, sau đó bạn liên kết tài khoản đó trên trang merchants.google.com và đăng nhập. Nếu bạn chưa có tài khoản Google, hãy truy cập vào accounts.google.com rồi nhấn vào mục Tạo tài khoản, sau đó hãy làm theo lời nhắc để tạo một Tài khoản Google mới.
📍1. TẠO VÀ THIẾT LẬP TÀI KHOẢN MERCHANT CENTER
- Truy cập vào merchants.google.com và nhấp vào “Đăng ký”. Thực hiện theo quy trình đăng ký.
- Cung cấp các thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn trong mục Thông tin doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, URL trang web, địa chỉ liên hệ về dịch vụ khách hàng, tải biểu trưng lên, v.v.

📍2. XÁC MINH VÀ XÁC NHẬN QUYỀN SỞ HỮU URL TRANG WEB

- Xác minh trang web của bạn bằng cách sử dụng một trong bốn phương pháp. Phương pháp phổ biến nhất là tải tệp HTML lên.
- Quan trọng: Để duy trì trạng thái đã xác minh, bạn không nên xóa tệp HTML này, ngay cả sau khi Google đã xác minh URL của bạn.

- Bạn phải xác minh URL của mình trước khi có thể xác nhận quyền sở hữu URL đó.
- Sau khi xác minh URL, tùy thuộc vào phương pháp xác minh bạn đã sử dụng, hãy mở rộng hộp tải tệp HTML lên hoặc hộp Phương pháp thay thế. Nhấp vào nút XÁC MINH VÀ XÁC NHẬN QUYỀN SỞ HỮU.
📍3. LIÊN KẾT MERCHANT CENTER VỚI TÀI KHOẢN GOOGLE ADS
Việc liên kết luôn bắt đầu từ Merchant Center. Bạn có thể liên kết nhiều tài khoản Google Ads với một tài khoản Merchant Center hoặc một tài khoản Google Ads với nhiều tài khoản Merchant Center.
Yêu cầu liên kết với Google Ads trong Merchant Center
- Tài khoản Google Ads của bạn. Mục này hiển thị ID khách hàng của tài khoản Google Ads có chung email đăng nhập với tài khoản Merchant Center. Hãy nhấp vào “LIÊN KẾT TÀI KHOẢN” để yêu cầu liên kết.
- Tài khoản Google Ads khác. Nếu tài khoản Google Ads của bạn sử dụng email đăng nhập khác với tài khoản Merchant Center, hãy nhấp vào “LIÊN KẾT TÀI KHOẢN” và nhập ID khách hàng của tài khoản Google Ads đó. Tiếp theo, bạn cần chấp thuận yêu cầu liên kết trong Google Ads.
Nếu đã liên kết Các tài khoản Google Ads khác, bạn cần chấp thuận yêu cầu liên kết trong Google Ads.
-
Đăng nhập vào tài khoản Google Ads có ID khách hàng mà bạn đã chỉ định trước đó
Xin chúc mừng! Bạn đã thiết lập thành công tài khoản Merchant Center của mình. Hãy chuyển sang Bước 2: Thiết lập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm bằng Google Trang tính
📍CÂU HỎI THƯỜNG GẶP: LIÊN KẾT MERCHANT CENTER VỚI GOOGLE ADS
- Có, bạn có thể liên kết cùng một tài khoản Google Ads với nhiều tài khoản Merchant Center.
- Có, bạn có thể liên kết cùng một tài khoản Merchant Center với nhiều tài khoản Google Ads.
- Có, bạn có thể liên kết Tài khoản MCC ở cấp độ gốc với tài khoản Google Ads. Việc này cho phép bạn đặt mục tiêu sản phẩm cho tất cả các mục tài khoản phụ.
- Bạn cũng có thể hủy hoặc xóa một liên kết.
- Ngay cả khi bạn liên kết Merchant Center với tài khoản người quản lý Google Ads, tất cả tài khoản con sẽ không tự động liên kết với Merchant Center đó. Bạn vẫn cần liên kết từng tài khoản con đó với Merchant Center.
- Bạn không thể xác nhận quyền sở hữu URL trang web của mình? Hãy xem cách khắc phục sự cố khi xác minh và xác nhận quyền sở hữu URL
Để hoàn tất việc đăng ký tài khoản Google Merchant Center, bạn cần cung cấp các thông tin như:
- Vị trí cửa hàng của bạn ở đâu (chỉ chọn theo quốc gia).
- Tên thương hiệu/ cửa hàng của bạn.
- Trang web của bạn.
- Ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm Email, số điện thoại (không bắt buộc).
- Đồng ý với Điều khoản dịch vụ.
- Xác minh trang web của bạn (Google cung cấp rất nhiều hình thức để có thể xác minh trang web của bạn, bạn lựa chọn một trong các hình thức phù hợp và hoàn tất).
Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn đã có một tài khoản Merchant Center và có thể thao tác với nó ngay.
Thiết lập tài khoản của bạn
Sau khi đã tạo được tài khoản Merchant Center, hãy cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn trong phần Thông tin doanh nghiệp trên Merchant Center.
Bạn có thể tìm mục Thông tin doanh nghiệp ở bảng điều hướng trong tài khoản Merchant Center của mình. Những thông tin này được sử dụng trong các chương trình khác nhau của Merchant Center, chẳng hạn như Quảng cáo mua sắm. Thông tin doanh nghiệp bao gồm:
- Tên hiển thị của doanh nghiệp: Đây là tên doanh nghiệp hoặc cửa hàng mà bạn muốn hiển thị trên quảng cáo. Bạn nên sử dụng tên thực tế, việc này sẽ giúp cho cộng đồng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn hơn.
- Trang web: Bạn nhập miền lưu trữ các sản phẩm của bạn vào mục này. URL của bạn phải được bắt đầu bằng “http://” hoặc “https://” và bao gồm tên miền đầy đủ. Lưu ý: Liên kết với trang đích của sản phẩm phải khớp với tên miền mà bạn đã đăng ký trong Google Merchant Center.
- Địa chỉ doanh nghiệp: Địa điểm hoặc trụ sở doanh nghiệp của bạn, khi bạn có địa chỉ cụ thể, cộng đồng sẽ có thể tin tưởng vào bạn và những sản phẩm mà bạn cung cấp nhiều hơn.
- Người dùng chính: Là người sẽ sử dụng tài khoản Merchant Center của bạn hoặc nhận email về hoạt động của tài khoản. Bao gồm:
- Người dùng tiêu chuẩn: Là người có khả năng đăng nhập vào Google Merchant Center và truy cập vào mọi thứ trong tài khoản trừ các tab Người dùng, Chương trình Merchant Center cũng như tab Đơn đặt hàng và thanh toán.
- Quản trị viên: Là người có quyền truy cập vào tài khoản như Người dùng tiêu chuẩn, tuy nhiên quản trị viên có thể thêm xóa hoặc chỉnh sửa vai trò của người dùng và bật tắt các chương trình trong tab Chương trình Merchant Center.
- Người liên hệ qua email: Người dùng này không được cấp quyền truy cập vào tài khoản nhưng lại có thể nhận được một số thông báo nhất định qua email.
- Người dùng phụ: bao gồm
- Người quản lý các đơn đặt hàng: Là người chịu trách nhiệm quản lý các đơn đặt hàng của bạn thông qua Google Shopping.
- Đánh giá của khách hàng qua Google: Bạn có thể thiết lập để người sử dụng vai trò Đánh giá của khách hàng qua Google sẽ chỉ có thể truy cập được vào mục Đánh giá của khách hàng qua Google mà không thể truy cập được phần khác trong Google Merchant Center. Và người dùng tiêu chuẩn và Quản trị viên có thể truy cập được vào mục này do mặc định của Google.
- Người quản lý thanh toán: Người dùng này có nhiệm vụ quản lý Cài đặt thanh toán (ví dụ: thông tin doanh nghiệp và thuế, tài khoản ngân hàng) và cấp quyền truy cập cho người có vai trò Phân tích thanh toán.
- Người phân tích thanh toán: Người dùng này có thể truy cập vào Bảng sao kê thanh toán của doanh nghiệp.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Ở mục này, bạn cần điền Email, URL và số điện thoại có thể hỗ trợ cho khách hàng những thắc mắc, phản hồi về dịch vụ mà trang web của bạn cung cấp.
Trên đây là chia sẻ của mình về Google Merchant Center (GMC), hẹn gặp lại các bạn ở bài viết lần sau!
(Source : Blog Mediad – A Member of MZG)